fbpx

Các loại gỗ Tự nhiên trên thị trường hiện nay

Các loại gỗ tự nhiên trên thị trường hiện nay
Hiện nay trên thị trường nội thất có rất nhiều loại gỗ phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều không gian nhà khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng cũng như sở thích người dùng sẽ có những sự lựa chọn phù hợp.
Nếu như các loại gỗ quý hiếm có giá trị cao như gỗ xoan đào, tần bì thường dùng làm ghế sofa và giường thì những khu vực đơn giản hơn như tủ hay bàn sẽ được làm phổ biến bằng gỗ cao su.
+ Gỗ tự nhiên trong nội thất có những ưu điểm sau đây:
– Cứng cáp, có độ bền rất cao, không bị hỏng trong môi trường ẩm ướt.
– Chất gỗ dẻo dai dễ dàng trong việc tạo hình, trang trí.
– Đường vân gỗ đẹp, phòng phú, màu sắc ấm áp.
+ Nhược điểm
– Nếu gỗ tự nhiên mà không được tẩm sấy kỹ cùng với việc người thợ mộc chế tác không đúng kỹ thuật thì sau một thời gian các loại gỗ tự nhiên đều bị co giãn, cong vênh. Đây chính là nhược điểm của gỗ tự nhiên trong nội thất.
1. Gỗ tần bì (Ash)
Gỗ Tần Bì (gỗ Ash) có tên khoa học là Fraxinus spp. Đây là loại gỗ thuộc họ oliu. Tùy theo vùng sinh sống mà loại gỗ này được phân thành nhiều loại khác nhau. Các loại gỗ tần bì bao gồm: tần bì trắng (Fraxinus Americana), tần bì xanh (Fraxinus pennsylvanica), tần bì vàng (Fraxinus profunda) và tần bì Carolina (Fraxinus caroliniana).
Mặt gỗ tần bì thô đều, vân gỗ thẳng nên hiệu quả thi công luôn đạt tối đa. Độ thẩm mỹ của thành phẩm được tạo từ gỗ tần bì luôn thỏa mãn cả người thợ lẫn người sử dụng.

Ash còn có khả năng chịu lực, kháng va chạm tổng thể cực tốt. Mọi sản phẩm nội thất được làm từ loại gỗ này đều có độ bền cao, đem đến cho người chủ giá trị sử dụng dài lâu mà không lo hỏng hóc.
Ai cũng biết mối mọt chính là kẻ thù số một của mọi đồ gỗ. Có nhiều biện pháp để khắc phục điểm yếu này. Thế nhưng, đối với gỗ tần bì, bạn không phải lo lắng về vấn đề này khả năng chống mối mọt của gỗ tần bì là cực tốt.
Gỗ tần bì là một trong những loại gỗ được sử dụng rất nhiều trong thiết kế nội thất với hàng loạt những ưu điểm như có khả năng chịu máy tốt, bám vít và ốc lâu. Ngoài ra, đây còn là loại gỗ có khả năng chịu được lực rất tốt, gỗ còn dễ uốn cong bằng hơi nước.
+ Sau đây là một số đặc điểm chi tiết của loại gỗ này:
– Khối lượng trung bình: 673kg/m3
– Màu: từ nhạt đến gần như trắng, tâm gỗ có màu sắc đa dạng, từ nâu xám đến nâu nhạt, hoặc vàng nhạt sọc nâu.
– Vân: Vân núi / vân thẳng với các vệt màu nâu thường xuyên.
– Giá cả: trung bình cao.
– Ứng dụng: Nội thất trung bình, cao cấp. Ván sàn, đồ gỗ, chạm khắc và gờ trang trí nội thất, cửa, tủ bếp, gỗ tiện.
2. Gỗ xoan đào (Sapele)
Gỗ xoan đào cũng là một loại gỗ rất phổ biến, ngoài tên gọi xoan đào quen thuộc loại gỗ này còn được nhiều nơi gọi là gỗ Cáng lò, Sapele….
Hiện nay, gỗ Xoan Đào chủ yếu được nhập khẩu từ Lào hay Campuchia. Loại gỗ này được lấy trực tiếp từ cây Xoan Đào là một loại cây rừng mọc hoang, khi mới xẻ gỗ thường có màu hồng sẫm. Gỗ xoan đào khá cứng, thớ gỗ mịn, vân đẹp. Cùng với đó là khả năng chịu nhiệt, chịu nén, chịu nước, chịu lực của loại gỗ này cũng là rất tốt. Chính vì vậy gỗ xoan đào khá được ưa chuộng trên thị trường nội thất hiện nay.


+ Ưu điểm
– Độ bền và độ ổn định của gỗ xoan đào là khá cao, rất rắn chắc, cứng, vân gỗ đẹp, có khả năng chịu nén và chịu lực tốt. Sản phẩm còn ít bị cong vênh, mối mọi.
– Chịu nhiệt, chịu lực của gỗ khá tốt. Bên cạnh đó, nội thất làm bằng gỗ xoan đào cũng hạn chế bị nứt nẻ, cong vênh.
– Gỗ có màu đỏ nhạt tự nhiên.
– Giá cả phải chăng, phù hợp với kinh tế của nhiều gia đình
+ Nhược điểm
– Trước khi chế tác gỗ yêu cầu cần phải tẩm sấy kĩ càng để tránh tình trạng công vênh của đồ nội thất.
– Không thể sơn những màu sắc sáng vì gỗ xoan đào tự nhiên đã có màu đỏ.
+ Một số đặc điểm chi tiết:
– Khối lượng trung bình: 670kg/m3
– Màu: tâm gỗ có màu nâu vàng đến nâu đỏ. Màu sắc có xu hướng tối dần theo tuổi.
– Vân: được lồng vào nhau, và đôi khi lượn song.


– Ứng dụng: Veneer, gỗ dán, đồ nội thất, tủ, sàn, đóng thuyền, nhạc cụ, đồ vật quay, và các mặt hàng đặc sản bằng gỗ nhỏ khác.
3. Gỗ óc chó (Walnut)
Gỗ Óc chó có tên tiếng Anh là Walnut, rất nhiều người Việt cũng thường gọi bằng cái tên này. Đây là một loại cây thuộc nhóm cây gỗ lá rộng. Đây cũng là một trong số những loại gỗ hiếm hoi có thể được ươm, trồng tái sinh tự nhiên. Với tên gọi khác là Black walnut, American Walnut.


Nằm trong top những loại gỗ thượng hạng. Gỗ óc chó có vân mềm mại, tự nhiên, thường thường có hình dạng sóng hoặc cuộn xoáy nên tạo ra những hình đốm rất đặc biệt, đẹp mắt và vô cùng sang trọng. Tâm gỗ màu sậm theo thời gian sẽ ánh bóng màu sắc khi tiếp xúc với ánh sáng UV. Loại cây gỗ này thường sinh trưởng và phát triển ở nhiều nước Châu Âu. Với giá thành khá cao, nên những đồ nội thất được sản xuất từ gỗ óc chó không đón được sự hoan nghênh trên thị trường Việt Nam. Gỗ óc chó được ứng dụng rất nhiều vào đời sống ngày nay như đóng các loại tủ, bàn, sofa, giường.


Gỗ óc chó rất linh hoạt trong tạo hình, có thể tạo nên những sản phẩm mang kiểu dáng cực ấn tượng. Gỗ có độ cứng, độ chịu lực uốn xoắn và lực nén trung bình. Ngoài ra, gỗ óc chó còn có khả năng kháng sâu, mối mọt.
+ Ưu điểm
– Không gặp phải hiện tượng nứt nẻ, cong vênh, co ngót, mối do được chế biến trước bằng công nghệ của các nước Châu Âu. Quan trọng hơn hết là nó hoàn toàn thích nghi với môi trường khắc nghiệt với các loại nội thất gỗ của Việt Nam.
– Không chỉ đẹp mắt, loại gỗ này còn rất cứng, có khả năng chống xước, tránh được các vết lõm do va đập mạnh, chịu lực uốn xoắn lớn và khả năng uốn cong bằng hơi nước tốt.
– Màu sắc đến đường vân gỗ đẹp
+ Nhược điểm
– Giá thành cao. Gỗ óc chó đã xẻ sấy được nhập khẩu về Việt Nam đã có mức giá 80 triệu đến 100 triệu / 1 m3.
+ Một số đặc điểm chi tiết:
– Khối lượng trung bình: 609kg/m3
– Màu: tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu socola, thường ánh tím đỏ và có sọc sậm hơn
– Vân: Vân thẳng nhưng đôi khi uốn sóng hoặc cuộn xoáy.
– Giá cả: cao.
– Ứng dụng: Nội thất cao cấp. Đồ gỗ, tủ, vật liệu kiến trúc nội thất, chạm khắc, ván sàn.
4. Gỗ sồi Mỹ
Gỗ Sồi (Gỗ Oak) nguồn gốc từ Mỹ là loại gỗ có độ bền ổn định, do thuộc nhóm gỗ cứng nên có khả năng chịu lực tác động khá lớn và độ bền cao.
Các loại gỗ Sồi Mỹ thường lớn nhanh hơn và có vòng tuổi gỗ rộng hơn sồi Nga. Chất gỗ có khuynh hướng cứng và nặng hơn những loại gỗ Sồi ở những nơi khác.


Màu của gỗ Sồi Mỹ nhạt hơn so với gỗ Sồi Nga, vân go Soi Mỹ thường thẳng theo thớ và rất tự nhiên nhưng những tia gỗ lại có phần ngắn hơn gỗ Sồi được nhập khẩu từ Nga.
Gỗ nặng, chắc chắn và cấu trúc vân gỗ đẹp. Loại gỗ này rất được ưa chuộng ở Châu Âu bởi có độ đồng màu cao và chất lượng gỗ cực tốt. Tâm gỗ chứa chất tannin là loại được dùng trong công nghệ thuộc da có khả năng chống mối mọt rất tốt.
Gỗ Sồi Mỹ thường được dùng làm sàn gỗ, đồ gỗ nội thất, tủ bếp, gỗ chạm kiến trúc. Nếu bạn đang thắc mắc gỗ Sồi mỹ có tốt không thì chắc hẳn bạn đã nắm được phần nào câu trả lời.
– Khối lượng trung bình: 769kg/m3
– Màu: màu nhạt, tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu sậm.
– Vân: Vân núi / vân thẳng, có nhiều đốm hình.
+ Ưu điểm
– Kết cấu gỗ cứng, chắc với đặc tính nhẹ và chịu lực tốt.
– Thân gỗ dễ dàng uốn cong bằng hơi nước, độ bám đinh, ốc vít của gỗ thuộc vào loại tốt.
– Có thể sơn pu màu gỗ sồi mỹ theo màu sáng, tối tùy thích.
– Phù hợp điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.
+ Nhược điểm
– Vì kết cấu gỗ chắc nên sẽ mất nhiều thời gian trong việc tẩm, sấy gỗ.
– Cần phải tìm hiểu nhà cung cấp uy tín để chọn được gỗ sồi có chất lượng tốt nhất.
5. Gỗ sồi Nga
Sinh sống và phát triển trên đất nước Nga lạnh giá, gỗ sồi Nga mang trong mình những đặc điểm nổi bật nhất của một loại gỗ đến từ xứ lạnh. Điều này khiến cho gỗ sồi Nga có phần mềm hơn so với gỗ Sồi Mỹ về mặt cơ lý. Nhưng nó lại nổi bật với khả năng chịu lực nén khá tốt, dễ thao tác với ốc và đinh vít thông thường.


Dát gỗ sồi Nga có màu từ nhạt đến trắng. Tâm gỗ có màu sắc đa dạng, có thể là vàng nhạt sọc nâu xám đến nâu nhạt. Nhìn tổng thể, vân gỗ Sồi Nga có hình dạng như đường elip đồng tâm, mặt gỗ hơi thô và đều.
Nếu bạn thắc mắc gỗ Sồi Nga thuộc nhóm mấy thì cũng giống như các loại gỗ Sồi, Sồi Nga được xếp vào nhóm VII ở Việt Nam. Chúng được ứng dụng trong thiết kế nội thất phổ biến bởi khả năng kháng sâu mọt, bề mặt gỗ Sồi Nga có độ đều màu cao cùng những đường vân khá đều và đẹp.
+ Ưu điểm
– Với màu sắc sáng tự nhiên, gỗ sồi nga có thể dễ dàng sơn màu.
– Đường vân gỗ dạng vân núi cực đều và đẹp.
– Dễ dàng khi thi công bằng hơi nước.
– Mức giá phải chăng, phù hợp với mức chi tiêu của nhiều gia đình.
– Có thể dễ dàng vẽ thêm hoa văn.
+ Nhược điểm
– Gỗ sồi Nga lâu khô, có xu hướng cong vênh trong môi trường khí hậu thay đổi nhanh và thất thường nên công đoạn xử lý cần phải tương đối kỹ càng.
– Độ nở của gỗ trên mức trung bình dưới môi trường có độ ẩm cao hoặc ngâm nước.

6. Gỗ trắc (Rosewood)
Với ưu điểm là rất bền và không bị cong vênh, mối mọt. Chính vì vậy không có gì lạ khi gỗ trắc thường được dùng để đóng giường tủ, bàn ghế cao cấp hoặc dùng để tạc tượng khắc tranh.
Cây gỗ trắc thuộc loại gỗ lớn, loại gỗ này rất nặng, cứng thớ gỗ mịn. Gỗ trắc có mùi chua nhưng không hăng, gỗ rất bền và không bị cong vênh, mối mọt. Loại gỗ này thường được dùng để đóng giường tủ, bàn ghế cao cấp hoặc dùng để tạc tượng khắc tranh. Có 3 loại là trắc đen, trắc đỏ và trắc vàng. Trong đó, giá trị của loài trắc vàng cao hơn so với trắc đỏ và trắc đen.


+ Đặc điểm nổi bật của gỗ trắc:
– Bền: Trắc thuộc cây gỗ lớn, gỗ rất cứng, rất nặng, rất dai không bị cong vênh, chịu mưa nắng rất tốt, bàn ghế giường tủ đóng bằng gỗ trắc có thể tồn tại hàng trăm năm.
– Đẹp: Toom gỗ (thớ gỗ) rất mịn, vân chìm nổi lên như đám mây, gỗ có mùi chua nhưng không hăng, trong gỗ có tinh dầu khi quang giất ráp hoặc lau chùi thì tinh dầu nổi lên rất bóng, khi đốt lên có mùi thơm dịu.
– Lành: Gỗ trắc rất lành, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
– Quý: Gỗ trắc là loại gỗ rất quý hiếm nên nguyên liệu không sẵn có, chủ yếu dùng làm các món đồ nhỏ trang trí, hoặc tượng gỗ nhỏ. Nếu làm bộ bàn ghế gỗ trắc thì giá trị của nó lên tới hàng tỷ đồng là bình thường. Mua gỗ trắc rất khó, và nếu không có kinh nghiệm lâu năm về loại này thì rất dễ bị lừa mua phải loại khác.

7. Gỗ gụ
Cây gỗ gụ có tên khoa học là Sindora tonkinensis là một loại thực vật thân gỗ lớn thuộc họ đậu. Ngoài ra chúng còn có một số tên gọi địa phương khác như: Gõ dầu, gõ sương, gụ hương, gụ lau,… Thường loại gỗ gụ mọc rải rác ở rừng rậm nhiệt đới, nơi có độ ẩm cao, mưa nhiều. Gỗ gụ phân bố tại Campuchia và Việt Nam ở các tỉnh như Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Khánh Hòa.

Gụ là một loại thực vật thân gỗ lớn, cây trưởng thành có độ cao phổ biến từ 20 – 30m, thân gỗ gụ ở mức trung bình đường kính 0,6-0.8m, có những cây phát triển lớn hơn 1m. Chất lượng gỗ rất tốt, không bị mối mọt, mục, thân cây thẳng, dài, ít nhánh nên rất được ưa chuộng làm các đồ nội thất lớn và cao cấp.
+ Gỗ gụ thuộc loại gỗ quý hiếm do có tỉ trọng lớn nên rất nặng. Và loại gỗ này cũng có những đặc điểm riêng dễ nhận biết như:
– Gỗ gụ bình thường có màu vàng khi mới khai thác, già hoặc để lâu thường có màu nâu đậm, nâu đỏ tùy theo độ tuổi của cây.
– Gỗ này rất nặng.
– Có mùi hơi chua.
– Có độ bền cao, ít cong vênh
– Gỗ có vân đẹp, mịn, thớ thẳng, màu vàng trắng. Nếu để lâu màu của gỗ sẽ chuyển sang màu nâu sẫm rồi màu cánh gián, để lâu năm đen như sừng.
+ Ưu điểm
– Gỗ gụ là dòng gỗ vô cùng quý hiếm, cao cấp thuộc nhóm I trong danh sách dòng gỗ quý ở Việt Nam. Thế nên, sản phẩm nội thất mỹ nghệ thường được làm chủ yếu từ cây gỗ gụ sẽ mang đến vẻ đẹp tự nhiên cho đồ nội thất như:
– Gỗ gụ thường có đường vân rất thẳng, màu sắc gỗ gụ vô cùng đẹp mắt.
– Gỗ gụ sở hữu đường kính thân cây lớn. Thế nên, chúng sẽ giúp cho việc thiết kế, tạo kiểu sản phẩm đồ nội thất mỹ nghệ vô cùng dễ dàng.
– Gỗ gụ vô cùng dễ đánh bóng, với khả năng chống chịu ngoại lực tốt, ít bị cong vênh, mối mọt nên độ bền sử dụng có thể tới vài chục năm mà chất lượng gỗ vẫn tốt. Thậm chí càng dùng đồ gỗ gụ thì gỗ càng bóng bẩy, nhìn càng đẹp, ttuổi thọ độ bền cao lên đến 100 năm tuổi.
+ Nhược điểm
– Nhược điểm của Gỗ Gụ đó là sinh trưởng chậm, nguồn gỗ khan hiếm, nên nguyên vật liệu thường nhập khâu từ Lào và có giá thành cao.
+ Gỗ gụ được phân loại dựa trên quốc gia và vùng miền vì vậy gỗ gụ sẽ có 4 loại phổ biến nhất đó là:
– Gỗ Gụ Mật (gỗ gụ Gia Lai, gỗ gụ Campuchia): Đây là loại gỗ trồng công nghiệp, phổ biến tại Gia Lại và Campuchia.
– Gỗ Gụ Lào: Được trồng tại Lào và nhập khẩu vào Việt Nam qua thương mại.
– Gỗ Gụ Ta (gỗ gụ quảng bình, gỗ gụ bông lau): Chỉ các loại gụ truyền thống tại rừng tự nhiên của Việt Nam, loại gụ này rất quý và hiếm do có tỉ trọng cao, chất gỗ đẹp được phân bố chủ yếu tại Quảng Bình.
– Gỗ gụ nam phi: Được nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp từ Châu Phi thông qua quốc gia Nam Phi.
Với những ưu điểm nổi bật về chất lượng, màu sắc gỗ gụ được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm nội thất sử dụng trong đời sống hàng ngày. Các sản phẩm được làm từ gỗ gụ đa dạng về kiểu dáng sản phẩm, có thể kể đến như: Tủ, kệ, bàn trà, sofa,…. Và rất nhiều các sản phẩm nội thất khác.
8. Gỗ lim (Tali)
Gỗ lim là tên thường gọi chung của tất cả các loại gỗ họ lim như lim xanh, lim xẹt, lim lào, lim Nam Phi,… Ở Việt Nam, giống gỗ lim thường thấy nhất là lim xanh hay là loài thực vật có tên khoa học Erythrophleum Fordii, thuộc họ Fabaceae, chi Erythrophleum, là một trong bốn loại gỗ thuộc nhóm tứ thiết: định, lim, sến, táu.
Về hình thức, cây gỗ lim thuộc giống thực vât gỗ lớn, có chiều cao lên đến trên dưới 30m với một cây trưởng thành. Gỗ lim thường sinh trưởng tập trung thành một khu vực lớn hoặc mọc lẻ, những cây gỗ lim sống lẻ thường phân tầng thấp hơn, cành non có màu xanh lục.


Cây gỗ lim có thân thẳng và trong, gốc gỗ lim bạnh nhỏ, lá và hoa khá giống với cây xoan đào nhưng quả thì thuôn dài hơn và hạt màu nâu đen khá dẹp. Vỏ cây gỗ lim màu nâu nhạt, khi bong ra sẽ xuất hiện lớp vỏ trong màu nâu.
Trong vòng đời sinh trưởng của mình, cây gỗ lim chia thành 2 giai đoạn chính là cây non và cây trưởng thành. Cây gỗ lim non thường ưa bóng râm, ngược lại với cây trưởng thành rất thích sáng. Cây gỗ lim có quá trình phát triển khá chậm, thường mọc nhiều ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới, do đó chúng ta thường rất dễ bắt gặp cây gỗ lim ở Việt Nam hay một số vùng ở Đông Nam Á như Đài Loan hay Trung Quốc.
+ Ưu điểm của loại gỗ này là thân gỗ cứng, nặng, chắc chắn, không bị mỗi mọt tấn công. Màu sắc của loại gỗ này rất đa dạng từ đậm đến nhạt. Với độ bền cao nên các sản phẩm làm bằng gỗ lim có thể có tuổi thọ lên đến hàng chục năm và thường không bị biến dạng.
+ Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, thì cây gỗ lim cũng có 1 vài nhược điểm cụ thể như sau: mùi hắc, giá thành rất cao, khan hiếm nguyên liệu, bề mặt gỗ sẽ chuyển từ nâu sang đen nếu để quá lâu không sử dụng.

9. Gỗ chò chỉ
Gỗ chò chỉ là loại gỗ có màu vàng và màu hơi hồng, có mùi thơm dịu nhẹ.


Gỗ giò chỉ có những đặc điểm sau đây:
– Có màu vàng hơi nhạt hoặc hơi ngả về màu hồng.
– Vân gỗ mật độ vừa.
– Gỗ tỏa hương thoảng nhẹ
– Gỗ hầu như không bị cong và thay đổi hình dáng theo thời gian,có nhiều bì.
– Gỗ có thể bị nứt nẻ dăm dọc thân.
– Gỗ rất dễ chế biến do tính chất phù hợp.

10. Gỗ cao su
Gỗ cao su rất phổ biến trên thị trường hiện nay bởi mức độ phổ biến cũng như giá thành khá rẻ. Một số món nội thất hay được làm bằng gỗ cao su là bán ăn, giường ngủ và các loại kệ tủ.

+ Ưu điểm
– Giá thành rẻ phù hợp với kinh tế nhiều gia đình.
– Có độ bền cao, dẻo dai có thể uốn cong, thẳng mà không bị gãy nứt. Có khả năng chống mối mọt đã qua xử lý 6 giai đoạn hiện đại.
– Là gỗ trồng tự nhiên, không phá hủy môi trường, là nguồn cung ổn định.
– Sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên thân thiện với môi trường, có thể chống lại sự ảnh hưởng của tàn thuốc lá, các vật liệu dễ cháy,…
– Phù hợp làm nội thất phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, ốp sàn, tường nhà,…
+ Nhược điểm
– Đồ nội thất gỗ cao su không thích hợp sử dụng ngoài trời vì mưa có thể làm trôi hóa chất bảo vệ từ gỗ khiến sản phẩm bị côn trùng, nấm mốc tấn công. Độ ấm cao cũng khiến gỗ bị cong vênh mối mọt.

– Là dòng gỗ giá rẻ nên không thích hợp sử dụng làm nội thất sang trọng,
– Là nhiều phôi gỗ ghép lại thành ván ghép nên ít đồng bộ về màu sắc tuy nhiên không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
– Tính chất gỗ nhẹ, không được cứng chắc như những loại gỗ quý hiếm. Vân gỗ sở hữu màu vàng sáng tự nhiên không phù hợp với thiết kế cổ điển, truyền thống.
– Gỗ cao su có tuổi thọ không cao so với những dòng gỗ tự nhiên khác.
+ Ứng dụng gỗ cao su trong thực tế
– Gỗ cao su phù hợp với các sản phẩm không yêu cầu độ bền quá cao. Với tuổi thọ trung bình từ 3 -5 năm, gỗ cao su ngày nay đáp ứng được rất nhiều các yêu cầu cho đồ nội thất với giá thành khá thấp. Do đặc tính ít co dãn gỗ cao su trở thành vật liệu xây dựng ổn định để sản xuất bàn ghế ăn, kệ gỗ, tủ quần áo, kệ sách, bàn học, bàn ghế cafe trong nhà, giường ngủ, bàn trang điểm,….
11. Gỗ pơ mu
Hiện nay, dựa vào nguồn gốc, xuất xứ, gỗ Pơ Mu được chia thành 2 loại: Gỗ Pơ Mu Trung Quốc và Pơ Mu Việt Nam.
Cây Pơ Mu được phát hiện đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 1908. Và tiếp tục tìm thấy ở Việt Nam thời gian sau đó không lâu. Ở Trung Quốc, loại cây gỗ này được trồng nhiều ở tỉnh: Phúc Kiến, Quý Châu, Chiết Giang, Vân Nam, …

Ở Việt Nam, Pơ Mu được trồng và phát hiện nhiều ở các tỉnh: Đăk Lăk, Đăk Nông, Kon Tum, Lâm Đồng, Gia Lai, Nghệ An, Sơn La, Bắc Giang, Hà Giang, …. Dù có nguồn gốc khác nhau nhưng nếu đảm bảo về độ sinh trưởng thì cốt gỗ đều có chất lượng tương đồng. Xét về các đặc tính tiêu biểu thì 2 loại Gỗ pơmu Việt Nam và Trung Quốc về tính chất không có sự chênh lệch.


Chất gỗ Pơ Mu với tuổi thọ khác nhau sẽ cho ra cốt gỗ cũng có màu khác nhau từ vàng đến nâu.
Gỗ pơ mu là loại gỗ quý tại Việt Nam. Với ưu điểm không bị mối mọt, vân gỗ đẹp cùng mùi thơm đặc trưng, gỗ pơ mu thường dùng để tạc tượng, điêu khắc tranh được cho là rất đẹp vì vân gỗ sáng, lên PU đồng màu và mịn màng. Chất gỗ cũng được cho là không cứng lắm cho nên rất thích hợp đục các loại tượng như di lặc, quan công, bộ tam đa…Ngoài ra nhờ mùi hương của chúng nên việc trưng các bức điêu khắc từ loại gỗ này rất được ưa chuộng.
12. Gỗ thông
Gỗ Thông cũng rất được đánh giá cao bởi tính ứng dụng trong đời sống hiện nay.
Gỗ thông được ứng dụng rộng rãi trong thi công đồ gỗ với những ưu điểm vượt trội như sau: vân gỗ rõ ràng, màu sắc tươi tắn phù hợp với nhiều không gian nhà khác nhau. Gỗ thông còn có giá thành khá rẻ phù hợp với túi tiền của nhiều người. Ngoài ra, gỗ thông còn bám đinh rất tốt, dễ tạo hình..


Nhược điểm của loại gỗ này là không quá sang trọng, bề mặt gỗ còn có nhiều vết đen gây mất thẩm mỹ.
Một số thông tin chi tiết về loại gỗ này:
– Khối lượng trung bình: 465kg/m3
– Màu: màu nâu vàng, tâm có xu hướng nhạt hơn.
– Vân: Vân thẳng, với một kết cấu hơi thô, mở.
– Giá cả: trung bình.
– Ứng dụng: Nội thất trung bình. Veneer, đồ gỗ nội thất, giường, tủ, bàn, thùng.
Gỗ ghép thông được ghép từ gỗ tự nhiên đã qua tẩm sấy và sử lý mối mọt. Gỗ ghép còn gọi ván ghép thanh được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, gỗ được cưa, bào, phay, ghép bằng mộng răng cưa liên kết bằng keo nhập khẩu Phần Lan.

Gỗ thông ghép được xử lý bằng công nghệ biến tính gỗ trước khi đưa vào sản xuất nhằm làm tăng tính ổn định, độ bền, hạn chế tối đa sự biến dạng của gỗ trước điều kiện khí hậu ở Việt Nam.
Gỗ thông ghép cũng như ván thông ghép tấm thường được ghép với nhiều kích thước và độ dày khác nhau phục phụ cho rất nhiều mục đích sản xuất nội thất.
13. Gỗ tràm (Acacia)
Cây gỗ tràm là tên gọi chung cho một tập hợp bao gồm nhiều loài thuộc chi Tràm, có tên khoa học là Melaleuca L. Cây tràm còn được gọi là chè cay, chè đồng, khuynh diệp, bạch thiên tầng.
Tùy theo loài mà tràm thuộc loại cây bụi hoặc cây thân gỗ, có hoa màu trắng, trắng xanh hoặc trắng vàng… hay thường gọi là tràm bông vàng, tràm bông trắng, tràm gió hay tràm bông xanh.


Gỗ tràm có thân gỗ trung bình, cây gỗ tràm có nhiều tác dụng, có thẻ sử dụng các bộ phận như hoa, lá, vỏ, gỗ vào nhiều mục đích khác nhau phục vụ cho đời sống. Gỗ tràm được ứng dụng trong ngành công nghiệp giấy, chiếm tỷ lệ 80% số lượng gỗ tràm tiêu thụ hàng năm.
Những cây gỗ to được dùng để chế tác những món đồ nội thất gỗ như salon, tủ quần áo, giường ngủ… nhưng chất lượng thường không cao. Lá tràm được tinh chế để làm tinh dầu tràm rất có lợi trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Ngoài ra giá trị kinh tế trong lâm nghiệp của tràm cũng được đánh giá rất cao, bởi khả năng phát triển nhanh, thu hồi vốn dễ, dễ trồng mới, thích nghi với nhiều loại đất khác nhau.
– Khối lượng trung bình: 650kg/m3
– Màu: phần gần tâm cây sẽ có màu nâu đậm, càng đi ra phía ngoài thân cây màu sắc sẽ nhạt hơn, có màu vàng sáng, đường vân gỗ đẹp.
– Vân: Vân thẳng nhưng đôi khi uốn sóng.
– Giá cả: trung bình thấp, tràm bông vàng có giá cao hơn.
– Ứng dụng: Nội thất trung bình. Ván sàn, giường, tủ.
Ngoài các loại gỗ tự nhiên thì gỗ công nghiệp cũng rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Giá cả của gỗ công nghiệp có phần rẻ hơn gỗ tự nhiên, kiểu dáng cũng hiện đại và sang trọng không kém.
14. Gỗ sưa
Gỗ sưa tiếng Anh là Dalbergia Odorifera. Ở Việt Nam, gỗ sưa còn được biết đến với cái tên là Huỳnh đàn. Còn tiếng Trung Quốc quen gọi gỗ sưa là giáng hương Hoàng Đàn hay Hoàng hoa lê (huanghuali).
Gỗ sưa là chất liệu gỗ tự nhiên được khai thác từ cây sưa – loài thực vật thân gỗ, nhóm họ Đậu. Gỗ sưa là loại gỗ quý và thuộc hàng siêu hiếm. Gỗ có chất lượng tốt, thớ gỗ mịn, đường vân đẹp. Đặc biệt, gỗ có hương thơm tự nhiên, thoáng nhẹ tựa như hương trầm. Nhờ những đặc điểm trên, loại gỗ này được đánh giá là chất liệu thượng hạng trong thiết kế thi công nội thất.


+ Ưu điểm của gỗ sưa:
– Sưa là loại gỗ vô cùng nổi tiếng và được nhiều người săn lùng vì các lý do sau:
– Thớ gỗ sưa khá nhẵn mịn; và đẹp mắt với những đường vân ấn tượng
– Gỗ sưa có mùi thơm nhè nhẹ, tự nhiên, quyến rũ thoảng nhẹ kiểu hương trầm.
– Gỗ sưa mang nhiều ưu điểm của dòng gỗ nhóm I như: độ dẻo dai cao; gỗ rất hiếm khi bị cong vênh, chất gỗ đanh và cứng; tuổi thọ cao
+ Đặc điểm của gỗ sưa:
– Màu vàng, đỏ giống bã trầu.
– Gỗ sưa rất cứng nhưng lại dẻo, có mùi thơm mát, khi đốt tàn tro sẽ có màu trắng đục.
– Gỗ sưa có đến 4 mặt vân gỗ.
– Vân nổi lên thành từng lớp đẹp, thớ gỗ mịn, nhỏ, có màu hồng hoặc đỏ sẫm, thỉnh thoảng sẽ xuất hiện một thớ màu đen.
Gỗ sưa có chất lượng vượt trội, hơn cả những loại gỗ quý như gỗ lim, gỗ gụ, gỗ mun,… Gỗ sưa có vân đẹp, độ bền chắc cao, không bị mối mọt, đặt ngoài nắng cũng không hề co nứt, mùi hương thơm lâu nên được ưa chuộng trong thiết kế nội thất, đồ thủ công mỹ nghệ. Các sản phẩm nội thất, đồ trang trí từ gỗ sưa được ưa chuộng như: bàn ghế, lộc bình hay tượng Phật Di Lặc, tượng thần tài,…
Ngày xưa, những món đồ nội thất gỗ sưa thường chỉ xuất hiện trong những gia đình giàu có, quyền quý. Đến nay, gỗ sưa vẫn là loại gỗ đắt đỏ bậc nhất và được các đại gia săn lùng cho các công trình thiết kế biệt thự.
15. Gỗ dái ngựa (Mahogany)
Gỗ dái ngựa có tên gọi khác là xà cừ Tây Ấn. Hiện nay gỗ dái ngựa là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng khi lựa chọn mua tủ hồ sơ, bàn ghế, giường, giá sách. Gỗ dái ngựa có màu sắc ấm cúng đẹp bởi sự mộc mạc, hình vân gỗ với những màu sắc khác nhau chính là nét đặc trưng cho vẻ đẹp của gỗ dái ngựa.


+ Ưu điểm
– Gỗ dái ngựa thường có độ bền rất cao.
– Mang vẻ đẹp của tự nhiên
– Gỗ dái ngựa là có độ bền cao khi tiếp xúc với nước
– Gỗ dái ngựa có nhiều kích thước khác nhau tạo nên sự phong phú
+ Nhược điểm
– Gỗ dái ngựa ngày càng khan hiếm, hiện nay hầu hết gỗ dái ngựa được nhập khẩu, vì vậy giá gỗ khá cao, chi phí gia công chế tác gỗ dái ngựa cao vì phải làm thủ công nhiều.
– Yêu cầu phải qua tay thợ lành nghề chế tạo để tránh tình trạng cong vênh, co ngót sau một thời gian sử dụng.
– Cần phải sấy trước khi sản xuất nội thất để tránh cong vênh do hiện tượng rút nước xảy ra.
Gỗ dái ngựa được sử dụng trong xây dựng, trong thiết kế nội thất, đóng các đồ gia dụng cao cấp cũng như các đồ trang trí cho nội thất gia đình. Gỗ dái ngựa có thể đáp ứng nhu cầu thiết kế nội thất với nhiều phong cách khác nhau, từ cổ điển đến hiện đại, sang trọng. Thiết kế nội thất đồng bộ với toàn bộ gỗ dái ngựa cũng không làm cho không gian nội thất nhàm chán mà nó giúp cho bạn có được không gian nội thất ấn tượng và đẳng cấp.

Bên cạnh đó, gỗ Mahogany còn được sử dụng để làm đầu đàn và cũng có thể sư dụng làm lưng và 2 bên của đàn guitar.


Nội thất Phong Việt, tận tâm qua từng thớ gỗ.

Các loại gỗ Tự nhiên trên thị trường hiện nay
Chuyển lên trên

0823595797