fbpx

GỖ CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ? TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ GỖ CÔNG NGHIỆP

Hiện nay, gỗ công nghiệp được sử dụng ngày càng phổ biến trong thiết kế nội thất, đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người. Vậy gỗ công nghiệp là gì? Sử dụng gỗ công nghiệp có tốt không? Hiện này có những loại gỗ công nghiệp nào? Hãy cùng Nội thất Phong Việt tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé.

Gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ là nguồn tài nguyên được con người phát hiện, khai thác và sử dụng từ hàng ngàn năm với nhiều mục đích, trong đó chủ yếu là làm vật liệu xây dựng, sản xuất nội thất, ngoại thất, các công trình nghệ thuật và làm giấy.

go-cong-nghiep

Theo nghiên cứu, trên trái đất có khoảng 1 nghìn tỷ tấn gỗ với tốc độ mọc khoảng 10 tỷ/năm. Tuy nhiên, tính riêng trong ngành thiết kế nội thất gỗ tự nhiên vẫn không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người . Chính vì vậy, gỗ công nghiệp ra đời.

go-cong-nghiep-la-gi

Thuật ngữ “gỗ công nghiệp” hiển nhiên được sử dụng để phân biệt với thuật ngữ “gỗ tự nhiên”. Thuật ngữ “gỗ công nghiệp” trong phạm vi quốc tế là Wood – Based Panel.

Gỗ công nghiệp là gỗ sử dụng keo hoặc hóa chất kết hợp với gỗ vụn để làm ra tấm gỗ.



Gỗ công nghiệp có tốt không?

Gỗ công nghiệp có độ bền và tuổi thọ thấp hơn gỗ tự nhiên.

Tuy nhiên, ưu điểm của gỗ công nghiệp là giá thành rẻ, đa dạng về màu sắc, phong cách, mẫu mã, thời gian thi công nhanh, có thể sản xuất hàng loạt. Đồ dùng nội thất làm bằng gỗ công nghiệp qua các quy trình sản xuất nghiêm ngặt nên khi sử dụng không bị cong vênh, co ngót.

go-cong-nghiep-tot-khong

Chính vì vậy, sử dụng đồ nội thất làm bằng gỗ công nghiệp vẫn là một lựa chọn phù hợp, giá cả phải chăng. Khi lựa chọn đơn vị sản xuất uy tín thì sản phẩm cũng được đảm bảo cả về chất lượng và độ bền.



Có bao nhiêu loại gỗ công nghiệp?

Hiện nay có những loại gỗ công nghiệp nào được sử dụng phổ biến? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu cấu tạo của gỗ công nghiệp.

Cấu tạo của gỗ công nghiệp thường gồm 2 thành phần cơ bản: Cốt gỗ và chất liệu dán bề mặt.

Cốt gỗ có thể sản xuất từ gỗ keo, cao su, bạch đàn… được nghiền thành gỗ vụn, mùn cưa, dăm gỗ, bột gỗ kết hợp với chất phụ gia và keo để ép dưới áp suất cao tạo thành tấm gỗ.

Dựa vào thành phần cốt gỗ và vật liệu dán bề mặt, người ta phân biệt thành các loại sau.

  • Cốt gỗ: cốt ván dăm MFC, cốt gỗ MDF, Cốt gỗ HDF, cốt gỗ ghép thanh Finger, cố gỗ dán
  • Chất liệu dán bề mặt gồm: melamine, veneer, laminate, acrylic, Vinyl

Trong đó MFC, HDF và MDF là các loại gỗ công nghiệp trong nội thất phổ biến, được sử dụng để sản xuất tủ, giường, bàn ghế, tủ bếp, kệ giày dép… đồ dùng nội thất trong nhà và ngoài trời, tại văn phòng làm việc, quán cafe…



Gỗ MFC

Melamine Faced Chipboard viết tắt là MFC. Cụm từ này được hiểu là ván gỗ dăm có phủ chất liệu dán bề mặt là Melamine.

Cốt ván dăm sử dụng khúc gỗ, cành cây của keo, bạch đàn, cao su từ rừng trồng sau đó nghiền vụn thành dăm. Dăm bào này sẽ được kết hợp cùng với keo dán đặc chủng rồi đưa vào máy móc ép với cường độ cao tạo thành những tấm ván có độ dày khác nhau.

go-mfc

Đặc điểm: Phần lõi bên trong không mịn, nhìn bằng mắt thường có thể nhận thấy rất rõ.

Độ dày: Độ dày các tấm gỗ công nghiệp có cốt là ván dăm MFC phổ biến như: 9mm, 12mm, 15mm, 18mm, 25mm

Màu sắc bề mặt: đa dạng, có khoảng 80 màu với các loại bề mặt vân, màu trơn.

Màu sắc phần cốt: Cốt trắng, cốt xanh chịu ẩm, cốt đen. Trong đó, gỗ cốt xanh với khoảng 240 màu V313 tương tự như màu của MFC dạng chuẩn có khả năng chống ẩm tốt phù hợp với những nơi có thời tiết ẩm ướt như tủ bếp, tủ toilet… chính vì vậy giá thành thường cao hơn. Cốt gỗ xanh có lõi màu xanh dễ phân biệt.

go-cong-nghiep-mfc

Kích thước tiêu chuẩn của các tấm ván:

Độ dàyKích thước
Size nhỏ: 4′ x8′1220x2440x (9-50)mm
Size trung: 5′ x 8′1530x2440x (18/25/30)mm
Size lớn: 6′ x 8′1830x2440x (12/18/25/30)mm
Size vượt khổ: 4′ x 9′1220x2745x (18/25)mm

Gỗ MDF

Medium Density Fiberboard viết tắt là MDF. Nguyên liệu chính của loại cốt gỗ này cũng là cành cây, khúc gỗ từ rừng trồng nhưng được nghiền nát thành bột mịn, đem trộn với keo dán đặc chủng sau đó ép với cường độ cao thành thành những tấm ván gỗ công nghiệp sử dụng để sản xuất đồ dùng nội thất.

go-mdf

MDF là tên gọi chung để chỉ ván ép bột sợi có tỉ trọng trung bình và cán có độ nén cao.

Đặc điểm: Khác với cốt gỗ MFC, phần lõi của gỗ mịn, nhẵn bóng vừa đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, vừa có độ bền cao hơn.

Độ dày: Độ dày của các tấm gỗ công nghiệp có cốt gỗ MDF: 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 18mm, 25mm

Kích thước tiêu chuẩn của tấm ván: 1220mm x 2440mm.

Dựa vào quy trình sản xuất có thể phân biệt: gỗ MDF ướt và gỗ MDF khô.

Phân loại gỗ công nghiệp MDF gồm:

  • MDF sử dụng để làm các đồ dùng nội thất trong nhà, có khả năng chống ẩm kém.
  • MDF có khả năng chịu nước do được trộn với keo chịu nước trong quá trình sản xuất. Sản phẩm phù hợp sử dụng cả trong nhà và ngoài trời, ở những nơi có độ ẩm ướt cao.
  • MDF mặt trơn không đòi hỏi phải chà nhám nhiều, có thể sơn PU ngay tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi người.
  • MDF mặt không trơn thường được dán một lớp ván lạng (Veneer) để hoàn thiện phần bề mặt. Lớp ván lạng có thể là xoan đào, sồi, căm xe… nên phẳng, đẹp, có nhiều phong cách khác nhau.

go-cong-nghiep-mdf

Ngoài cốt gỗ mịn và lớp dán bề mặt, gỗ công nghiệp MDF còn có một số thành phần khác như chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ. Chính vì vậy, có giá thành và độ bền cao hơn dòng gỗ công nghiệp MFC.



Gỗ HDF

High Density Fiberboard viết tắt là HDF với 85% là gỗ tự nhiên. Đây cũng là sản phẩm gỗ công nghiệp có tỷ lệ gỗ tự nhiên cao nhất. Gỗ HDF có quy trình sản xuất phức tạp hơn. Phần bột gỗ được lấy từ gỗ tự nhiên ở rừng trồng đem luộc, sấy khô trong môi trường nhiệt độ từ 1.000 – 2.000 độ C sau đó được sấy khô hết nhựa và nước để đạt chất lượng tốt nhất. Phần bột gỗ được trộn thêm với các chất phụ gia chống mối mọt rồi mới đem ép ở áp suất cao tạo thành tấm ván gỗ công nghiệp sử dụng làm đồ dùng nội thất.

go-hdf

Đặc điểm phân biệt: Màu sắc thường đồng nhất, khi sờ vào sẽ thấy bề mặt cứng, mịn, chắc cắc hơn so với các sản phẩm gỗ ép khác.

Độ dày tiêu chuẩn: 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm

Kích thước tiêu chuẩn: 2000mm x 2440mm. Ngoài ra gỗ công nghiệp HDF còn được sản xuất theo yêu cầu của từng khách hàng.

Độ dày: từ 6mm đến 24mm.

Phân loại:Gỗ HDF siêu chống ẩm, gỗ Black siêu chống ẩm.

go-cong-nghiep-hdf

Ngoài ra gỗ ép công nghiệp HDF còn được phân loại theo chức năng: HDF thường, HDF chống ẩm, HDF chống cháy.

Gỗ HDF thường được sử dụng để sản xuất đồ dùng nội thất ngoài trời, vách tường, trần, cửa sổ, cửa ra vào, vách ngăn…



Gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh là ván gỗ sử dụng thành phần chính là thanh gỗ tự nhiên từ các cánh rừng trồng như cao su, gỗ thông… kết hợp sử dụng một keo Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAC) sau đó xử lý bằng quá trình hấp, sấy, cưa, bào ghép, chà, phun sơn… để tạo thành những tấm ván gỗ công nghiệp có tính thẩm mỹ cao, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ dùng nội thất.

go-ghep-thanh

Gỗ ghép thanh có 4 dạng ghép phổ biến: ghép song song, ghép cạnh, ghép mặt, ghép giác. Các hình thức ghép này hoàn toàn có thể phân biệt bằng mắt thường.

Bề mặt gỗ có thể dán Veneer, Laminate hoặc phủ sơn tạo ra tính đa dạng của sản phẩm.

Về chất lượng, gỗ ghép thanh có khả năng chống mối mọt, cong vênh tốt không kém gì gỗ tự nhiên, trong khi đó giá thành lại rẻ hơn.



Gỗ dán – Plywood

Gỗ Plywood (ván ép) là ván gỗ công nghiệp được tạo thành qua quá trình ghép nhiều lớp ván móng có kích thước bằng nhau, xếp chồng lên nhau tạo theo hướng vân gỗ. Các lớp ván gỗ mỏng được liên kết với nhau nhờ kèo Phenol (Formaldehyde), sau đó ép thủy lực tạo thành ván ép.

go-dan

Ván gỗ ép thường sử dụng các loại gỗ tự nhiên như óc chó, bạch dương, gỗ sồi trắng, tần bì , xoan đào, gỗ thông…

Phân loại: gỗ Plywood chịu nước và Plywood chống ẩm.



Ván gỗ nhựa – WPC

Tên kỹ thuật của loại gỗ công nghiệp này mà WPC –  Wood Plastic Composite hay còn gọi là ván gỗ nhựa. Ván gỗ WPC Đây là một vật liệu mới có sử dụng thành phần chính là hạt gỗ và nhựa PVC, PE, một số chất phụ gia.

van-go-nhua-wpc

Gỗ nhựa WPC có tính dẻo tốt, an toàn, khả năng chịu lực và chịu nước tốt hơn các dòng gỗ công nghiệp có cốt là gỗ tự nhiên. Đặc biệt, gỗ nhựa có tuổi thọ sử dụng kéo dài ít bị mối mọt, nấm mốc, bám rêu.

Gỗ WPC có thể sử dụng để sản xuất đồ dùng nội thất trong nhà và ngoài trời. Ứng dụng phổ biến nhất là dùng làm sàn gỗ trong nhà, sàn ngoài trời như sân thượng, bể bơi, bồn hoa…

Gỗ công nghiệp loại nào tốt?

Gỗ công nghiệp có độ bền từ 10 – 15 năm trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Ngoài các thành phần cấu tạo như trên thì chất lượng của gỗ cũng phụ thuộc vào quy trình máy móc sản xuất của từng xưởng sản xuất khác nhau.

go-cong-nghiep-loai-nao-tot

Tuy nhiên, trong ngành sản xuất nội thất nói chung thì gỗ MDF được sử dụng phổ biến hơn cả do bề mặt dán sử dụng nhiều loại khác nhau giúp đa dạng về mẫu mã, chất lượng.

HDF là gỗ có khả năng chống ẩm tốt nhất, giá thành đắt nhất. Nếu có nhu cầu sản xuất đồ dùng nội thất có khả năng chống ẩm tốt ở trong nhà và ngoài trời thì bạn lựa chọn sử dụng gỗ HDF.

Hiện nay, tại Việt Nam có 2 nhà cung cấp gỗ công nghiệp tốt, uy tín hàng đầu đó là An CườngMinh Long. 2 đơn vị này chuyên cung cấp các dòng vật liệu gỗ công nghiệp như ván MFC, Melamine MDF, Laminates, Acrrylic, Vener…

Gỗ công nghiệp là gì? Trên đây, Nội thất Phong Việt đã chia sẻ đầy đủ những thông tin về các loại gỗ ép công nghiệp để bạn tham khảo. Nội thất Phong Việt hiện có 2 xưởng sản xuất đồ dùng nội thất từ gỗ công nghiệp với diện tích rộng trên 3.000m2, đã thi công và bàn giao hàng nghìn đồ dùng nội thất lớn nhỏ khác nhau, tất cả các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn, quy trình sản xuất khép kín, chất lượng, an toàn.



GỖ CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ? TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ GỖ CÔNG NGHIỆP
Chuyển lên trên

0823595797